Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

 Những năm gần đây, “Du lịch Hà Giang” là từ khóa luôn nằm trong top tìm kiếm trên mạng xã hội. Người ta đến đó không chỉ vì phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, khám phá những vùng đất mới lạ, thưởng thức đặc sản ngon mà còn để thấu hiểu thêm những khó khăn thiếu thốn ở nơi địa đầu Tổ Quốc này. Với mong muốn giúp bạn có một chuyến đi thành công, Việt Queen Travel sẽ chia sẻ tất tần tật mọi thứ về Hà Giang để trả lời cho những câu hỏi: Đi đâu? Ăn gì? Ở đâu?


Hà Giang ở đâu? Cách Hà Nội bao nhiêu km?

Hà Giang nằm ở gần vùng cực Bắc của Tổ Quốc, biên giới giáp Vân Nam - Trung Quốc. Nếu bạn đang thắc mắc rằng nơi đây cách Hà Nội bao xa thì câu trả lời cho bạn là gần 300km. Quãng đường đi ngắn hay dài, nhanh hay lâu là tùy thuộc vào con đường và phương tiện mà bạn chọn.

Đi Du lịch Hà Giang theo hình thức nào?

1.Đi tự túc: Nếu đi du lịch Hà Giang từ Hà Nội theo hình thức này thì bạn sẽ chủ động được về vấn đề giờ giấc, nơi nào đẹp thì dừng chơi, chơi chán thì đi tiếp, muốn về vào khung giờ nào thì về, lên tới nơi có thể chọn taxi hoặc xe máy để có thể vi vu khám phá… Thế nhưng lại phải lo đặt phòng từ trước, căn ke cho phù hợp với túi tiền của mình, phải lựa chọn phương tiện đi tàu, đi xe ô tô hay xe khách, tự lên lịch trình cho chuyến đi, đặt vé cho từng điểm tham quan, phải tìm người hướng dẫn cho mình…


Phương tiện đi chặng Hà Nội - Hà Giang

  • Đi xe máy: địa hình ở Hà Giang đa phần là núi, đường đi có những rất hẹp và nguy hiểm. Vì vậy, “chống chỉ định” với những bạn tay lái yếu nhé. Ngoài ra nhớ mang theo đầy đủ đồ dùng cá nhân và dụng cụ sửa xe để phòng những trục trặc dọc đường. Và nếu được thì hãy đi theo nhóm là tốt nhất, mọi người sẽ hỗ trợ cho nhau được tốt hơn.



  • Đi xe khách: là một sự lựa chọn khá ổn, tại Hà Nội bạn có thể qua các bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm để bắt xe đi Hà Giang rất dễ dàng với nhiều chuyến trong ngày, giá dao động từ 190.000đ – 220.000đ/người.



>>> Bạn có thể tham khảo: Xe giường nằm chất lượng cao Hải Vân.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xe giường nằm chất lượng cao Cầu Mè.


Đến Hà Giang ở đâu

Tùy theo ngân sách mà bạn có thể chọn nơi lưu trú phù hợp tại địa chỉ agoda.com hoặc booking.com. Việt Queen Travel gửi tới bạn một vài khách sạn và home stay Hà Giang được khách du lịch Hà Giang giá rẻ đề cử:


AUBERGER DE MEOVAC - thị trấn Mèo Vạc, Hà Giang - 230.000 - 300.000VNĐ/phòng

Ngôi nhà cổ tuổi đời trên 100 năm, vẫn lưu giữ được nguyên vẹn các giá trị kiến trúc và văn hóa của người Mông. Ngôi nhà xây theo lối kiến trúc của người Hán như một pháo đài kiên cố với 4 dãy nhà thành hình tứ giác tạo cảm giác ấm cúng.




2A HOMESTAY AND COFFEE - đường Trần Hưng Đạo, Yên Minh, Hà Giang - 150,000đ/đêm

Là chốn nghỉ chân sau khi khám phá Rừng Thông Yên Minh, nơi đây có phòng rộng dành cho 5-10 người, đầy đủ đồ dùng thiết yếu để có thể thoải mái nghỉ ngơi sau một chặng đường dài. Bữa sáng là các món Á hoặc chay, có phục vụ sữa.




MÈO VẠC VALLEY - nhà A5, khu A, làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, Pả Vi, Mèo Vạc - 200,000đ - 400,000/đêm

Nằm ngay dưới chân đèo Mã Pí Lèng nên phù hợp để làm nơi nghỉ chân của chặng Hà Giang - Mèo Vạc. Home stay bên ngoài giống nhà cổ người Mông nhưng bên trong hiện đại tương đương khách sạn 4*.




Thuê xe máy tại Hà Giang

Ở Hà Giang thì đi tới đâu sẽ có bản đồ chỉ dẫn tới đó nên không phải lo lạc đường. Chỉ cần bạn vững tay lái là có thể tự tin khám phá bằng xe máy rồi. Dưới đây là một vài gợi ý về địa điểm thuê xe máy:


HẰNG THƯỜNG

Giá thuê xe: 200k/ngày (mũ bảo hiểm, bản đồ du lịch, 2 chai nước, chỗ nghỉ và tắm nóng lạnh miễn phí dành cho khách thuê xe)

Hotline: 0836.399.888 (Zalo) - 0398.399.888.

Địa chỉ: Cơ sở 1: số 15B phố Phạm Hồng Thái, Tổ 17 phường Minh Khai, thành phố Hà Giang - Cơ sở 2: km54 thị trấn Bắc Quang.


GIANG SƠN

Giá thuê xe: 170k/ngày (mũ bảo hiểm, bản đồ du lịch, áo mưa, dây buộc, giáp bảo hộ chân tay, nước uống + khẩu trang y tế).

Hotline: 0988.470.863 - 0941.719.955.

Địa chỉ: Km 3 Cầu Mè, thành phố Hà Giang (Ngay sát bến xe khách Hà Giang).


HỒNG HÀO

Giá thuê xe: 150k-200k/ngày (mũ bảo hiểm ½ hoặc ¾, bản đồ du lịch, áo mưa, dây buộc, giáp bảo hộ chân tay, nước uống + khẩu trang y tế).

Hotline: 0915 842019 - 035 3982928.

Địa chỉ: 10 Phạm Hồng Thái, thành phố Hà Giang.


2.Đi theo tour: Hiện nay các tour được khởi hành liên tục vào mỗi ngày hoặc thứ 7, chủ nhật, bạn cần đặt cọc một chút tiền hoặc trả hết chi phí luôn là hôm sau có thể lên đường rồi. Sẽ không còn phải đau đầu săn vé xe, đặt phòng, ở đâu, ăn uống như thế nào nữa. Mọi thứ đã có bên du lịch lo cho rồi, việc của bạn là chuẩn bị đồ, search địa điểm ăn chơi rồi note vào để đi thôi. Thông thường thì lần đầu sẽ đi theo tour, từ lần sau mới tự đi khi đã có kinh nghiệm.


>>> Bạn có thể tham khảo: tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm.

Hành trình Du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm bằng-xe-máy tham khảo



NGÀY 1: HÀ GIANG - QUẢN BẠ - YÊN MINH – LŨNG CÚ - ĐỒNG VĂN


(Mình ở Sài Gòn ra miền Bắc, sau đó bắt xe khách đi Hà Giang với hành trang là một vài review trên facebook và mù tịt đường…)

6h30: ăn sáng và bắt đầu xuất phát. Điểm check in đầu tiên là cột mốc số 0




9h30: đi thẳng tới Quản Bạ với hai điểm check in tiếp theo Cổng Trời Quản Bạ. Đứng trên Cổng trời nhìn bao quát được cả thung lũng và cặp núi đôi Cô Tiên đã lắm mọi người nhé. Đây là cổng đầu tiên để vào khu cao nguyên đá đó.




10h30: đến Yên Minh. Tại đây bạn có thể lựa chọn ở lại ngắm cảnh rừng thông Yên Minh rồi ăn trưa tại đây hoặc đi thẳng tới đèo 9 khoanh cạnh dốc Thẩm Mã check in với các em bé gùi hoa rồi đến thung lũng Sủng Là nhé.



Cây nghiến cô đơn nằm ở con đường mới đi tắt từ Quản Bạ đi Yên Minh, gần 20km so với đường cũ. Nơi đây không có rừng thông như con đường cũ nhưng lại có cây cô đơn đang hót hòn họt, được các bạn trẻ săn lùng.

12h00: Bọn mình lược bớt những điểm không cần thiết để tới Nhà Của Pao check in + ăn trưa.




13h00: Sau khi ăn xong rồi nghỉ ngơi, điểm tiếp theo là dinh thự Vua Mèo, và sau đó chúng mình lại thẳng tiến cột cờ Lũng Cú. Chặng này có một vài đoạn đường bị sạt lở nên hơi khó đi chút xíu, nhưng cuối cùng thì cũng tới nơi.




15h30: Lên đường về Đồng Văn, đi mất khoảng 1 tiếng tới nơi. Sau đó ăn uống nghỉ ngơi, tối dạo chơi Phố cổ Đồng Văn. Đêm đầu mình ở khách sạn Trương Anh (350k/phòng đơn) với view toàn cảnh Phố Cổ.




NGÀY 2: ĐỒNG VĂN - MÃ PÍ LÈNG - SÔNG NHO QUẾ- HẺM TU SẢN - MÈO VẠC


Do ngày đầu tiên bọn mình tranh thủ đi nhanh nên ngày thứ hai rất dư dả thời gian. Nên sáng dậy có thể dạo phố cổ chơi và mua quà về cho gia đình.

10h00: xuất phát đi đèo Mã Pí Lèng rồi ăn trưa tại đây.




13h00: xuống sông Nho Quế. Đoạn đường từ trên đèo Mã Pí Lèng nhìn thì ngắn thế thôi nhưng đi bộ xuống mất cả ngày đường đấy. Thế nên lời khuyên cho bạn là thuê xe ôm xuống cho đỡ mệt nhé, cả xuống cả lên là khoảng 100k thôi. Nếu đi thuyền ghép thì giá sẽ là 100k/người, đi thuyền riêng giá sẽ là 150k/người. Đi thuyền check in được cả hẻm Tu Sản luôn nhé.




16h00: về Mèo Vạc ăn uống nghỉ ngơi tại homestay. Đêm thứ hai mình ở Vi Vi homestay Mèo Vạc (Phòng đôi giá 400.000/phòng - Phòng 4 người giá 700.000/phòng - Phòng 6 người giá 900.000/phòng - Tập thể 120.000/người). Nếu đi cuối tuần nhớ book trước phòng nhé vì phòng đây lúc nào cũng trong tình trạng cháy.




NGÀY 3: MÈO VẠC - HÀ GIANG - HÀ NỘI


Rất nhiều bạn chọn đi xe máy về lại Hà Giang, nhưng đợt mình đi do trời nhiều sương mù, đường trơn trượt và thời gian gấp phải về Hà Nội cho kịp chuyến bay về Sài Gòn nên mình đã chọn đi xe khách Cầu Mè (100k/người, 200k/xe máy). Đây cũng là một lựa chọn dành cho các bạn không đủ sức để quay về Hà Giang bằng xe máy nhé. Sau đó từ Hà Giang mình bắt xe khách về Hà Nội.



Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp

Tháng 1 - tháng 3 (12 đến tháng 2 âm) là mùa hoa cải vàng, hoa mận cùng hoa đào nở rộ nhất. Nó trùng vào dịp tết nguyên đán của Việt Nam nên nếu lên đây, bạn hãy ghé thăm Sủng Là, Phố Cáo và tham dự "Phiên Chợ Lùi" độc đáo. Ngoài ra còn có các lễ hội khác như Chợ tình Khâu Vai dành cho các đôi lứa không đến được với nhau, hay lễ Cấp Sắc dành cho các thanh niên trưởng thành người Dao.




Tháng 5 - tháng 6 là mùa nước đổ, người dân dẫn nước vào nương ngâm đất vì thế tạo thành các màu sắc đặc biệt trông rất vui mắt.




Tháng 6 - tháng 8 dưới cái nắng của mùa hè là thời điểm thích hợp để đi săn các bức ảnh đẹp về cao nguyên đá Đồng Văn. Tuy nhiên sẽ có những cơn mưa bất chợt khiến chuyến đi kém vui đi một chút.




Tầm tháng 8 - tháng 10 là mùa lúa chín, nơi đây như được nhuộm vàng. Màu vàng trải khắp sườn núi thoải, cảm giác như ruộng lúa đang chảy tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ vừa mộng mơ.




Tháng 10 - tháng 12 là mùa hoa Tam Giác Mạch, bạn có thể đi từ tuần thứ 3 của tháng 10 cho đến đầu tháng 11 là đẹp nhất.



Những món ăn không thể bỏ lỡ khi du lịch Hà Giang

Phở Tráng Kìm: là món ăn được chế biến công phu từ khâu làm bánh phở để sao cho sợi phở có bản to nhưng ăn dai và dày. Nước dùng thơm mùi xương và các loại thảo quả của người dân tộc. Phía trên cùng là thịt gà đồi chắc nịch, được bôi nghệ vàng bắt mắt khiến cho các thớ thịt vừa ngọt vừa thơm. Bát phở đầy ú ụ, nhiều thịt, nhiều bánh chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách dù là khó tính nhất.




Thắng Cố: đặc sản Hà Giang được nấu bằng lục phủ ngũ tạng kèm theo xương, tiết ngựa, gây nhưng bùi. Trước khi nấu, nguyên liệu được rửa sạch và ướp trước với tầm 12 loại gia vị: thảo quả, hồi, sả… và nhiều gia vị đặc biệt của người dân tộc. Tất cả được ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ để gia vị ngấm, khi ăn thì có thể dùng thêm ớt dầm cay và gia vị sẽ khiến món ăn đậm đà hơn.




Mèn Mén: được làm từ ngô sau khi đã phơi nhiều nắng, như vậy mới tạo ra được hương vị đặc trưng của bà con nơi đây. Là một món ăn đơn giản nhưng đòi hỏi phải làm kỹ càng qua nhiều công đoạn. Mèn mén được ăn cùng cơm được rất nhiều người Mông ưa thích vì vị ngọt, bùi của ngô kết hợp với độ dẻo của cơm ăn rất đưa miệng.




Bánh Cuốn Chan: được làm từ rất nhiều thành phần như bột gạo, xương ống, chả giò… Các công đoạn làm cũng lắm công phu, trước tiên là bột gạo phải ngâm từ hôm trước để gạo mềm ngon. Nhân phải làm từ nấm mèo và thịt lợn đen, như thế mới dậy mùi. Điểm khác biệt so với miền xuôi: lá ngò sẽ được rắc chung với hành khô lên đĩa bánh cuốn tạo hương vị lôi cuốn và bắt mắt.



Đi du lịch Hà Giang mua gì về làm quà

Chè Shan Tuyết: là những cây chè cổ thụ có nhiều búp to, chịu được khí hậu ẩm và lạnh. Cành và thân của cây được phủ một lớp địa y trắng nên được gọi là chè Shan Tuyết. Khi thu hoạch, ngời ta phải leo lên cây hái cả chùm. Đây là món quà được rất nhiều khách du lịch Hà Giang 3 ngày 2 đêm mua về tặng gia đình, bạn bè…




Táo Mèo: là loài thực vật mọc tự nhiên ở vùng núi cao Tây Bắc, chống lão hóa, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau và an thần. Táo có vị giòn, hơi chua pha chát, dùng để ăn hoặc ngâm rượu. Từ tháng 8 đến tháng 10 là người dân bắt đầu thu hoạch và bán rất nhiều ở chợ phiên.




Cơm Lam Bắc Mê: được làm khá đơn giản: gạo nếp nương ngâm kỹ, vo sạch và rắc muối. Ống tre, nứa được lấy từ trên núi mang về chặt một đầu, đổ gạo nếp vào ống tre rồi đổ bẳng với lớp gạo, sau đó nút bằng lá chuối hoặc lá dong và đem đốt trên than hồng trong 1 tiếng là chín, ăn kèm muối vừng, cá suối sẽ ngon và bùi hơn.




Lạp Xưởng Gác Bếp: được làm từ thịt vai, cách chế biến và bảo quản độc đáo tạo nên hương vị rất riêng của món ăn này. Khi ăn người ta đem hấp hoặc rán qua mỡ cho chín, sau đó mới thái lát, đem chấm với xì dầu sẽ làm món ăn thơm hơn, dễ gây nghiện hơn.




Với những kinh nghiệm đã chia sẻ trong bài viết này, Việt Queen Travel tin rằng các bạn đã có đủ thông tin cần thiết để có thể lên cho mình một chuyến du lịch Hà Giang rồi đó. Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin gì, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi, vì nó Miễn Phí!


(Bài viết có sử dụng nguồn ảnh trên Internet, nếu bạn là chủ sở hữu vui lòng liên hệ với chúng tôi)


0 nhận xét :

Đăng nhận xét